Trong bài viết Kinh nghiệm chọn đàn Violin, Howell Strings đã đề cập đến chúng ta không thể trông đợi một cây đàn cơ bản lại hoàn hảo như một cây cao cấp, sẽ có những yếu tố quyết định sự khác biệt về giá và chúng ta phải lựa chọn giữa việc đầu tư nhiều hơn cho một cây đàn tốt hơn hay tiết kiệm nhưng chấp nhận những đặc điểm không được hoàn hảo như mong đợi.
Nếu bạn chắc chắn mình nghiêm túc muốn gắn bó lâu dài với violin, chúng tôi nhấn mạnh một lần nữa lời khuyên bạn nên đầu tư vào cây đàn tốt nhất có thể trong điều kiện của mình càng sớm càng tốt. Quyết định này sẽ giúp bạn tiết kiệm trong dài hạn thay vì mỗi lần lên level lại phải nâng cấp một cây đàn mới. Hơn nữa, tập với đàn tốt từ sớm sẽ giúp bạn trong việc luyện tập kỹ thuật và tai nghe hiệu quả hơn. Chơi một cây đàn hay cũng góp phần tăng hứng khởi và củng cố đam mê – điều sẽ giúp bạn rất nhiều trên hành trình luyện tập. Khi đó, Đàn Violin Howell phân khúc cao cấp hoặc Đàn Âu / Đàn Cổ sẽ là sự lựa chọn tốt hơn cho bạn.
Eddy Chen – Two Set Violin cũng từng chia sẻ quan điểm cá nhân về tầm quan trọng của việc sở hữu một cây đàn tốt trong video “5 Things We Wish We Knew Learning The Violin” (phút 17:36) với trải nghiệm của chính bản thân khi thực lực bị cản trở bởi giới hạn của cây đàn.
Eddy Chen (nguyên văn): “…Your development isn’t limited to your violin on some level, because you don’t want not having the best instrument to be an excuse. There are a lot of things you can improve as a player, right? Like, Heifetz could still sound really good on a crappy violin. The reality, though, is, at a certain point, (if) your growth and the sounds that you need to make is being capped by a violin that just can’t make good sounds. My old violin, it was one where it couldn’t make enough resonance, so it got crushed too easily. And I was actually developing bad technique: I was forced to lighten my bow unnaturally so the violin can actually not sound over-pressed. Again, it’s not an excuse to not practise, but going back if I had the choice to buy a better instrument earlier, I would have done so, straight up…”
Eddy Chen (lược dịch) “…Sự tiến bộ của bạn không hoàn toàn chỉ bị giới hạn bởi cây đàn, bạn không muốn lấy việc mình không có một cây đàn hoàn hảo để làm một cái cớ. Có rất nhiều thứ bạn có thể cải thiện khi tập, đúng không? Kiểu, Heifetz vẫn có thể chơi siêu hay trên một cây violin vớ vẩn. Tuy nhiên, sự thật là, tới một thời điểm nhất định, sự tiến bộ của bạn và cái tiếng đàn bạn muốn tạo ra có thể bị cản trở bởi giới hạn của cây đàn. Cây đàn violin cũ của mình là một ví dụ khi mà nó không thể tạo đủ độ vang và bị bể tiếng rất nhanh chóng. Còn mình thì lại bắt đầu tập sai kỹ thuật: mình buộc phải thao tác vĩ với lực nhẹ hơn một cách không tự nhiên để cho tiếng đàn không nghe như bị ép quá. Mình nhắc lại là không phải đang viện cớ gì cả, nhưng nếu có cơ hội được quay lại mua một cây đàn tốt hơn từ sớm, mình sẽ làm như vậy ngay lập tức…”
Tuy nhiên, trong trường hợp bạn mới bắt đầu và muốn thử trước để xem mình có hợp theo đuổi bộ môn này trong lâu dài hay không, hoặc nếu điều kiện tài chính chưa cho phép mua đàn cao cấp ngay bây giờ, thì việc bạn nghiên cứu tìm mua một cây đàn giá thấp hơn cũng là một quyết định hợp lý. Khi đó, phân khúc cơ bản (Model 1, 2) và trung/cao cấp (Model 3, 4) của Howell Strings là những lựa chọn tối ưu bạn có thể cân nhắc vì chất lượng đàn tốt vượt trội so với mức đầu tư và giúp kéo dài “thời gian chờ” nâng cấp đàn hơn hẳn.
Cụ thể: Model 1 là một lựa chọn tốt cho người chơi đang ở level ABSRM 1-5. Model 2 được thiết kế có thể hỗ trợ tốt đến level ABRSM Grade 7, Model 3 đến ABRSM Grade 8, và Model 4 đặc biệt có thể hỗ trợ tốt đến ARSM.
Để dễ hình dung về các kỹ thuật và độ khó của các level nói trên, bạn có thể tham khảo video “Professional Violinists Play Through ABRSM Grades” của Two Set Violin.
Model 4
Hỗ trợ tốt cho người chơi lên đến level ARSM, Model 4 có giá tầm trung nhưng chất lượng có thể xếp vào phân khúc cao cấp.